Bệnh dịch tả gà hay còn được gọi là Newcastle. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều loại gia cầm, đặc biệt là gà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được loại bệnh này có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng có rõ ràng hay không và chữa trị bệnh như thế nào? Hãy cùng SV388 đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên bạn nhé!
Nguyên nhân chính của bệnh dịch tả gà
Virus Newcastle được biết đến chính là nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả gà. Loại vi-rút này thuộc họ Paramyxoviridae, có khả năng lây lan rất nhanh và gây ra sự suy yếu hệ miễn dịch, viêm phổi và gây chết ở gia cầm. Các nguồn lây nhiễm chính của virus Newcastle bao gồm:
- Gia cầm nhiễm bệnh: Gà bị nhiễm virus Newcastle có thể lây truyền bệnh cho các con gà khác trong cùng một chuồng nuôi hoặc trong các trang trại lân cận. Virus có thể tồn tại trong phân, và đường hô hấp của các con gà bị nhiễm bệnh.
Bệnh dịch tả gà lây lan từ các cá thể nhiễm bệnh trước đó
- Tiếp xúc với động vật khác: Virus Newcastle có thể lây lan qua tiếp xúc với các loài động vật khác như chim hoang, chó mèo… Việc tiếp xúc với phân hoặc chất tiết của các loài này có thể đưa virus vào môi trường sống và gây nhiễm bệnh cho gia cầm.
- Dụng cụ nuôi không đảm bảo vệ sinh: Các công cụ, thiết bị, chuồng trại nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể trở thành nguồn lây truyền virus Newcastle. Virus có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài, khi gia cầm tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh dịch tả gà
Dịch tả gà có ba giai đoạn khác nhau, mỗi thể có các triệu chứng đặc trưng riêng. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng của cả ba giai đoạn để bạn nhận biết và điều trị bệnh một cách chính xác và nhanh chóng.
Giai đoạn quá cấp tính
Đây là thời điểm bệnh tiến triển nhanh chóng và có tỉ lệ tử vong cao, thường trong khoảng từ 25-48 giờ. Các triệu chứng tiêu biểu cho thể này bao gồm gà bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, gục đầu và kém nhanh nhạy trong việc di chuyển.
Gà có dấu hiệu bỏ ăn, gục đầu, ủ rũ ở giai đoạn quá cấp tính
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này, gà thường có dấu hiệu khát nước và uống nước liên tục, lông xù, mệt mỏi và thường đứng hoặc nằm im một chỗ. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như da gà xám tím, xuất hiện dấu hiệu xuất huyết, tiết chất nhờn nhớt từ mũi và mỏ, sưng diều, thở khò khè nặng. Khi quan sát phân của chúng, sẽ thấy dấu hiệu như phân có màu xanh xám, thể lỏng. Đối với gà đẻ trứng, rõ ràng nhận biết nhất là số lượng trứng đẻ giảm đột ngột, trứng nhỏ…
Giai đoạn mãn tính
Thể mãn tính thường xảy ra sau giai đoạn kể trên. Gà sẽ có các triệu chứng như đầu gà ngoẹo về một bên, xuất hiện tình trạng liệt chân, đầu và mỏ gà gục xuống, gà di chuyển khó khăn và mất cân bằng, thậm chí có thể quay vòng tròn khi di chuyển. Gà sẽ trở nên kiệt sức và bị chết thần kinh và hô hấp bị ảnh hưởng nặng nề. Nhận biết các triệu chứng này sẽ giúp người chăn nuôi phát hiện và xử lý bệnh dịch tả gà một cách sớm và hiệu quả nhất.
Gà sẽ có các triệu chứng như đầu ngoẹo về một bên, liệt chân và co giật
Các cách phòng và chữa bệnh dịch tả gà
Bệnh dịch tả gà là một căn bệnh nghiêm trọng và không có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có một số biện pháp và quy trình quản lý có thể thực hiện để giảm tỷ lệ tử vong và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Cách Phòng
- Gà bị nhiễm bệnh dịch tả cần được cách ly ngay lập tức để ngăn chặn sự lây lan của virus cho cả đàn. Các gà nhiễm bệnh nên được tách riêng và điều trị trong một khu vực khép kín, xa các các thế khác trong đàn.
- Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh dịch tả. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn về các chương trình tiêm phòng ở địa phương. Đồng thời, tiêm phòng định kỳ với vắc-xin dịch tả gà giúp tăng cường miễn dịch để gà chống lại virus và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm phòng cho gà giúp phòng ngừa bệnh dịch tả gà hiệu quả
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo nước uống sạch sẽ để gà không bị nhiễm bệnh. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch của gà. Nếu không biết các loại thuốc chuyên dụng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi bệnh dịch tả lây lan rộng rãi và không kiểm soát được, có thể xem xét tiêu hủy các con gà bị nhiễm bệnh và các con gà có nguy cơ cao để ngăn chặn sự lan truyền của virus trong đàn.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, loại bỏ phân, thức ăn thừa thường xuyên để tránh vi rút, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển. Đồng thời, thường xuyên khử trùng bề mặt, dụng cụ ăn uống, bề mặt chuồng trại bằng vôi bột, cloramin B…
Tổng Kết
Bệnh dịch tả gà rất nguy hiểm, có thể gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề cho chủ trang trại về kinh tế. Vì thế, nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng bệnh giúp bạn có các biện pháp điều trị và can thiệp kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ với TKSV388 để được tư vấn và chia sẻ thêm.